Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

HIỂU VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ DI CƯ MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2

Các dự án thủy điện lớn, hay các con đường cao tốc,...đã tạo ra một luồng di cư từ những vùng có dự án sang những vùng đất mới. Vùng đất này có thể phù hợp hay không phù hợp với cộng đồng dân cư di cư. Vì sao?
 Nếu như có sự nghiên cứu kỹ về các yếu tố văn hóa, dân tộc, hay các vấn đề liên quan tham vấn ý kiến của cộng đồng, hay sự tham gia của cộng đồng trong các lần đi nghiên cứu thì có lẽ sẽ khác biệt hơn.
Và có một vấn đề lớn khi di cư ngoài những di cư do thực hiện các dự án đó là sự tàn phá của thiên tai, sự thay đổi các yếu tố vi khí hậu. Thì việc duy trì nơi sinh sống bị tác động, hay bị thiên nhiên tàn phá sẽ không còn phù hợp. Vì đó sẽ mất an toàn, sinh kế bị ảnh hưởng và an ninh lương thực có thể bất ổn ở phạm vi vùng, khu khu vực và có thể là toàn cầu.

Vậy di cư là một giải pháp an toàn cho các vấn đề nêu trên.


Hình: Bờ biển của thôn Thái Dương Hạ Nam bị nước biển xâm lấn hơn 100 m 
Tôi xin tiếp tục giới thiệu đến các bạn một số thuật ngữ về di cư môi trường dưới đây:
Tái định /tái bố trí cưỡng bức (forced resttlement/relocation): Việc di dời không tự nguyện những nhân hoặc những nhóm người trong phạm vi tài phán của một quốc gia  ra khỏi nơi thường trú của họ như một phần chính sách của chính phủ.

Tuyến dân (Community line): các khu vực cốt nền cao hơn dọc theo các con sông, hệ thống kênh rạch kênh dẫn nước thuyền thể lưu thông trên đó.

Cụm dân ( Community area): là khu vực nơi mà nhà ở được xây dựng gần kề nhau theo từng nhóm  trên diện tích đất có cốt nền cao hơn.

Di lén lút (Clandestine migration): việc di mật hoặc che đậy vi phạm các yêu cầu về pháp luật.

Người di đủ giấy tờ (documented migrant): Một người di nhập cảnh hợp pháp vào một quốc gia lại quốc gia này phù hợp với các tiêu chuẩn tiếp nhận đối với người đó.

Minh Gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét