Tại
một ngôi làng ở Indonexia có một loài sâu bọ phát triển rất mạnh trên các mái
nhà của người dân. Chính quyền đã quyết định dùng hóa chất để tiêu diệt loại
sâu bọ gây hại này.
Sau
một thời gian thì chuột ở ngôi làng này phát triển rất mạnh. Và số lượng mèo
thì cứ giảm ngày càng lớn. và sau đó chính quyền lại quyết định thả mèo nhiều
hơn vào ngôi làng để giải quyết vấn đề bùng nổ số lượng chuột này. Tuy nhiên
chuột vẫn tăng và mèo thì vẫn giảm.
Vậy
câu hỏi đặt ra là : Chuyện gì đã xảy ra ở ngôi làng này?
Trước
hết cần có sự phân tích theo chuỗi thức ăn liên quan các loài tại ngôi làng này
đó là.
Sâu
bọ---thằn lằn---chuột---mèo
Theo
chuỗi thức ăn này thì khi ta phun thuốc tiêu diệt những con sâu bọ này thì nồng
độ chất độc sẽ tích trong cơ thể của thằn lằn và chuột tăng lên theo cấp độ. Và
Mèo là loài cuối chuỗi, nồng độ chất độc sẽ tăng lên cao nhất trong cơ thể nó
khi ăn chuột. Vậy số lượng mèo giảm là do ăn phải chuột có tích nồng độ chất độc
trong cơ thể.
Vậy
việc thả mèo vào tiêu diệt chuột của chính quyền vẫn không giải quyết được vấn
đề. Vì vấn đề ở đây chính là việc sử dụng thuốc trừ sâu của người dân.
Và
để giải quyết vấn đề này chỉ cần thay đổi việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng giải
pháp an toàn khác. Và chuỗi thức ăn sẽ cân bằng lại.
(Ảnh: Minh Đến)
Sử dụng thuốc hóa học khi có sâu bệnh dường như trở thành một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và chính quyền địa phương. Cần có hành động khác hơn từ suy nghĩ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét