Nam giới di cư đi tới các vùng kinh tế phát triển để làm việc. Các công việc còn lại ở quê như ruộng đồng, chăm sóc người già hay trẻ em lại đặt trên vai của người phụ nữ. Có thể một số hộ gia đình lúc này sẽ thuê người làm thêm. Tuy nhiên sẽ có nhiều hộ không có đủ tiềm lực kinh tế để thuê người làm thêm. Và một hệ lụy kéo theo đó là diện tích đất bỏ hoang ngày càng tăng, năng suất nông nghiệp càng giảm. Và nó tạo nên một động lực di cư cho bộ phận nữ thanh niên để kiếm tiền nuôi gia đình.
Sự thay đổi thành phần lao động trong gia đình khi có sự di cư kéo dài và kéo theo vai trò lao động cũng có sự thay đổi. Người phụ nữ sẽ gánh vác nhiều công việc nặng nhọc hơn, và có trách nhiệm nhiều hơn với gia đình. Điều này làm giảm các cơ hội phát triển cho phụ nữ như giao lưu sinh hoạt, học tập, giải trí,...Đặc biệt hơn, sự xa cách về mặt địa lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề liên quan tình cảm vợ chồng. Yếu tố rạn nứt gia đình sau khi có sự di cư diễn ra trong thời gian dài. Như xu hướng nam giới đi tìm người tình mới hay ngược lại. Và nó kéo theo một hệ lụy về sự tan vở gia đình, gây tâm lý nặng nề cho tuổi thơ của các con trong gia đình.
Trên các cánh đồng hiện nay chủ yếu là phụ nữ và nam giới lớn tuổi (Ảnh: Minh Đến)
Vì thế việc xem xét yếu tối giới trong quá trình di cư của chính phủ là một bài toán rất quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét