Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Xóa bỏ chiến tranh, nghèo đói và chính trị hóa sẽ mang lại tương lai tốt hơn cho người di cư

Trong những ngày qua thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trước những thiên tai, tai nạn kinh hoàng diễn ra. Với hơn 3300 người chết tại Nepan trong trận động đất 7,9 độ richte hay hơn 800 người chết trong vụ chìm tàu của dòng người di cư trái phép từ Châu Phi sang Châu Âu tại biển Địa Trung Hải ( Mediterranean sea). Di cư luôn là một trong những lựa chọn của con người khi tại nơi sinh sống của họ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chiến tranh, ô nhiểm hay nghèo đói. Và tử thần luôn bên họ khi diễn ra một cuộc di cư trái phép.

(Hình ảnh người tị nạn từ Châu Phi sang các nước Châu Âu trên biển Địa Trung Hải)
Người dân Châu Phi di cư sang các nước Châu Âu bằng nhiều con đường khác nhau như theo đường đất liền tại các nước giáp ranh, hay theo con đường tị nạn được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế như tổ chức di cư thế giới (International Organisation Migration - IOM) hay bằng đường biển theo hướng di cư trái phép. Và  biển Địa Trung Hải là một trong những con đường chứng kiến sự di cư lớn của người Châu Phi sang các nước Châu Âu. 
Trong tháng 4 năm 2015 với sự cố chìm tàu làm hơn 800 người chết tại đường biển Địa Trung Hải đã làm dấy lên sự tranh cải, khuyển trách giới chức Liên minh Châu Âu EU đã quá buôn lỏng, xem nhẹ trong công tác quản lý luồng người di cư trên tuyến này.
Những cuộc họp khẩn cấp của các nước trong khối Liên minh đã vội vả thực hiện và đã tiến đến thống nhất chung là tăng gấp 3 nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc giám sát, tuần tra đường biển Địa Trung Hải này.
Tuy nhiên, bài toán di cư từ Châu Phi sang các nước Châu Âu sẽ không bao giờ kết thúc và chắc chắn rằng số người bị tử nạn từ các luồng di cư trái phép vẫn diễn ra. Vì chiến tranh, vì nghèo đói, chính trị hóa giữa các quốc gia vẫn diễn ra thì đừng mong có một tương lai tươi sáng hơn cho dòng người di cư.
Xóa bỏ chiến tranh, nghèo đói và chính trị hóa sẽ mang lại một tương lai tốt hơn cho người dân ở các nước nghèo.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

LÁ THƯ XANH KẾT NỐI MẦM XANH VÀ GIA ĐÌNH

Làm thế nào tạo sự gắn kết giữa các Mầm xanh và gia đình?, làm thế nào để hành động Sống xanh được lan tỏa đến gia đình và người thân của các Mầm xanh?,…đó là hai trong nhiều câu hỏi mà chương trình “Em học sống xanh” muốn giải quyết khi thực hiện. Và “Lá thư xanh” là một trong những giải pháp được thực hiện.
Trước khi bắt đầu một hành trình dài hạn, chuyên sâu hơn cho năm học Em học sống xanh và cho thời gian về sau. Mỗi Mầm xanh sẽ viết một lá thư về cảm nhận ban đầu của mình để gửi cho bố mẹ hay một người thân bất kì trong gia đình. Qua bức thư này, các Mầm xanh mong muốn tạo một sợi dây gắn kết đến với gia đình hơn, và hỗ trợ cho các em trong các hành động tại gia đình và địa phương. Vì hành động là điểm cốt lỗi của chương trình để tạo nên sự thay đổi.
Trong hơn 2000 bức thư được thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 tại 17 trường Trung học cơ sở (THCS) và Tiểu học (TH) tại 4 tỉnh và thành phố (Thái Bình, Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam) đã được tổng hợp bởi Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) và Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị (ACCD). Hôm nay, chúng tôi giới thiệu với các bạn một lá thư của Mầm xanh Cao Thị Minh Ngọc, học sinh trường THCS Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những trường tham gia vào chương trình em học sống xanh từ năm 2012.
Quảng Vinh, ngày 6 tháng 10 năm 2014
Bố mẹ kính yêu của con!
Bố mẹ biết không, đứa con gái bé nhỏ của hai người đã biết bắt đầu thay đổi cách sống rồi đấy ạ! Từ khi con được tham gia chương trình "Em học sống xanh" vào tuần trước, con thấy rất bổ ích. Trong những tiết học con sẽ được tìm hiểu về môi trường, về thế giới xung quanh, đồng thời sẽ biết thay đổi nhận thức nữa.
Bố mẹ ạ! Mấy ngày hôm nay con đã bước những bước đầu tiên trên con đường hướng tới cách sống xanh. Con không như trước nữa, không vứt giấy trắng, không mở nước nghịch phá, không đổ thức ăn, con đã tắt điện khi học bài xong, lon hộp, giấy vụn con đem bán, con quét lá ủ phân (dù là rất it ) con đã cố gắng gần gũi với thiên nhiên rồi.
Hôm nay con viết thư này chẳng mong gì hơn, chỉ ước muốn bố mẹ yêu dấu hãy ủng hộ con trong chiến dịch này. Mong rằng bố mẹ luôn ở sau, động viên giúp đỡ con nhé!
Con gái yêu của bố mẹ!
Cao Thi Minh Ngọc”


Chúng tôi biết rằng, với hơn 2000 bức thư đơn độc sẽ không tạo nên sự thay đổi lớn trong xã hội. Nhưng sẽ là một sự đột phá lớn khi nó tạo nên một sự gắn kết từ các Mầm xanh, gia đình và cộng đồng xung quanh. Các Mầm xanh đã và đang len lỗi vào khắp lãnh thổ để tạo nên một phong cách sống xanh tại Việt Nam.
Trương Minh Đến

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

TỪ CHƯƠNG TRÌNH EM HỌC SỐNG XANH ĐẾN GÓC XANH


Em học sống xanh là một chương trình giáo dục vì sự phát triển bền vững theo mô hình thay đổi hành vi được Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) và trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị (ACCD) thực hiện tại bốn tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Kế hoạch Hỗ trợ Toàn cầu (GAP). Từ năm 2011 đến 2015, đã có gần 4000 học sinh cấp 1 và 2 học chương trình này với sự tham gia hỗ trợ từ 76 giáo viên và khoảng 20 cộng tác viên tại 17 trường. Những không gian xanh đã được xây dựng từ ý tưởng của các nhóm sống xanh “Eco – team” và điển hình nhất là Góc xanh tại trường Trung học cơ sở Phạm Văn Đồng, Thừa Thiên Huế.
Em Văn Thị Kim Quyên, một trong những thành viên trong nhóm Eco-team của lớp 7/8 trường Trung học cơ sở Phạm Văn Đồng đã tham gia chương trình từ năm học 2014 – 2015. Em đã trải qua 10 chủ đề liên quan Em và tương lai của em, nước, thực vật, quan hệ xã hội…, trung bình mỗi chủ đề học 1 tháng, tập trong vào các hành động tại lớp và về nhà để các em thực hành. Hành động chính là cột sống của chương trình. Trong suốt quá trình học, em và các bạn trong nhóm phải có những hành động và có sản phẩm cụ thể. Nhằm giúp giúp các em có những thay đổi hành vi trong ứng xử với xã hội và môi trường theo hướng tích cực và hài hòa hơn.

Sau khi có được sự hiểu biết về cách trồng và chăm sóc những cây hoa đơn giản, cách tiết kiệm nước qua tưới nước, và lợi ích của cây xanh đến môi trường và sức khỏe. Quyên đã mạnh dạng đề xuất với Cô Thủy – giáo viên chủ nhiệm ý tưởng “Góc xanh” lớp học. Với mong muốn là, mỗi khi ngồi học trong lớp các em luôn cảm nhận được sự thoải mái nhất và gần gũi với thiên nhiên. Và nhiều “Góc xanh” đã được em và các bạn cùng nhau tạo ra.
 Từ những vỏ chai nước, những ống tre, một số cây dễ sống và chăm sóc, Quyên và các bạn đã có những giỏ cây xinh xắn để làm đẹp cho các góc phòng khô khan. Không chỉ thực hiện tại trường học, Quyên còn tạo ra các Góc xanh tại ngôi nhà của mình. “Mỗi khi ngồi học mà buồn ngủ, thì em lại nhìn những chiếc lá xanh. Nói giúp tinh thần và trí tuệ lại sáng hẵn.” Quyên chia sẻ. Ngoài ra, em đã cùng với bố mẹ trồng một số cây thảo dược như nha đam, rau tờn, rau hẹ,…. dùng để chữa 1 số bệnh như ho, cảm cúm, côn trùng đốt,…
Với những góc xanh được tạo ra tại trường và ở nhà, cùng với những kiến thức có được từ em học sống xanh đã giúp em đạt được giải quán quân trong một cuộc thi thí sinh Am hiểu môi trường và là đại diện của Việt Nam tham gia trại hè 2 tuần tại Singapore vào mùa hè năm 2015.
Một niềm vui với chương trình Em học Sống xanh khi những “Hạt xanh” của chương trình đã bắt đầu nảy mầm và vươn lên Xanh tươi. Những hạt xanh đang tạo một tương lai xanh cho Việt Nam.
 Trương Minh Đến




Một bước mới

Một bước mới


Quay ngược lại thời gian của những năm 2012 tại thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Lỉnh, tỉnh Quảng Trị. Chị Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1968) sống với một suy nghĩ tự tri, kinh tế bấp bênh của cái nghề may với đôi chân bị khuyết tật. Khác, giờ tôi đã khác rồi. Giờ đây, Tôi đã có một bước mới về kinh tế gia đình, tự tin chia sẻ với mọi người ở chợ về bản thân mình,…. Lý do là gì vậy?
Sinh ra vẫn là một người lành lặn bình thường như bao người khác. Chân trái của chị bị khuyết tật nên đi lại hơi lệch. Điều này đã tạo cho chị một cảm giác buồn, xấu hổ mãi tới những năm 2012. “Tôi ít đi ra ngoài. tôi ít nói chuyện với mọi người khi đi chợ….”. Đó là những chia sẻ với một nét mặt rươm rướm nước mắt của người phụ nữ trải qua gần ½ thế kỷ.
Bây giờ, tôi không còn thế nửa rồi. Vì sao ư? Vì tôi có một gia đình mới, một mái ấm vô cùng thân thiết và vui vẻ đó chính là CLB Người khuyết tật (NKT) xã Gio Mỹ. CLB được trung tâm SRD hỗ trợ tái cơ cấu và hoạt động từ 2012 đến nay. Tôi may mắn được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt định kỳ, lần đầu tiên trong đời biết được ngày của NKT Việt Nam (18/4), học được những kỹ thuật liên quan chăn nuôi, trồng trọt, và đặc biệt nhất là tôi đã có một cơ hội hiếm có trong đời đó là được đi vào Đà Nẵng hay ra Quảng Trị để học tập các mô hình kinh tế cho NKT,…Chính những hoạt động này giúp tôi yêu cuộc sống này hơn, hạnh phúc hơn.
Tôi vẫn còn nhớ mãi ngày 18/4/2014 tại xã Gio Hải. Tôi không còn là một người mẹ, một người thợ may hay là người nuôi heo. Mà tôi là một người diễn kịch cùng với đội của mình trong một ngày Hội NKT tổ chức giữa ba xã và thị trấn, bao gồm Gio Hải, Gio Mỹ và Gio Linh. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào và vui đến tột cùng khi mang lại những niềm vui cho người khác và áp dụng những kiến thức mình học từ các lớp tập huấn vào cuộc thi này.
Với sự hỗ trợ ba triệu đồng làm mô hình, cùng với số tiền vay bốn triệu đồng của Quỹ sinh kế CLB do dự án hỗ trợ, đặc biệt tôi có những kiến thức học được từ lớp tập huấn chăn nuôi heo nái. Tôi đã chỉnh sửa lại chuồng trại, xây thêm một ngăn và bắt đầu nuôi heo nái từ năm 2013. Và chính thức từ năm 2013, gia đình tôi với hai mẹ con đã bước lên một kinh tế mới ổn định hơn, thu nhập tốt hơn. Niềm vui lớn khi tôi có thể tiết kiệm thêm tiền để lo cho cháu học tập trong tương lai ở môi trường đại học.

Chặng đường đi chưa dài, chưa hỗ trợ hết những người cùng hoàn cảnh như tôi. Nhưng tôi tin rằng dự án đã mang lại một giá trị lớn gấp nhiều lần giá trị kinh tế đó chính là niềm vui tinh thần. CLB NKT chúng tôi có được một sức mạnh tập thể đoàn kết, những con người với nụ cười luôn hiện trên khuôn mặt,…đó là một giá trị nhân văn lớn nhất của dự án.
Trương Minh Đến

Lịch sử xuất hiện từ Di cư môi trường

Báo cáo thứ nhất của IPCC có đề cập đến thuật ngữ: “envirnmental refugee” (nghĩa là tị nạn môi trường) để nói đến những người phải thay đổi chổ ở do sự suy thoái về đất, lũ lụt hay hạn hán [IPCC, 1990]. Theo quan điểm của Norman Myers, “environmental refugee” là những người phải di dời khỏi nơi họ sinh sống do sinh kế không an toàn trước những tác động của hạn hán, xói mòn đất, xa mạc hóa và các vấn đề môi trường khác [Myers, 1993]. 

Đến năm 1996, IPCC sử dụng thuật ngữ: “ecological refugees” (nghĩa là tị nạn sinh thái) nhằm chỉ những ai đó phải rời bỏ nơi mình ở do các thảm họa tự nhiên [IPCC, 1996]. Thuật ngữ “environmental refugees” vẫn được sử dụng cho đến báo cáo thứ ba của IPCC [IPCC, 2001]. Một thuật ngữ khác liên quan tị nạn được Biermann và Boas đưa ra đó là: “climate refugee” (nghĩa là tị nạn khí hậu) để nói về những người di dời chổ ở do tác động trực tiếp của BĐKH (bao gồm trong và ngoài biên giới) như nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn hán và suy thoái nước [Biermann và Boas, 2007, trang 8]. Và đến báo cáo thứ 4 của IPCC thì từ “refugees” (tị nạn) đã không còn sử dụng nữa và thay vào đó là thuật ngữ: “environmental migration” (nghĩa là di cư môi trường) [IPCC, 2007, trang 365].

Như vậy khởi điểm từ những năm 1996, đên nay di cư môi trường đã được chia sẻ rộng đến giới khoa học và người dân. Di cư môi trường hiện nay không đơn thuần chỉ tác động bởi yếu tố kinh tế. Tác động của biến đổi khí hậu trong thế kỉ 21 này sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề di cư con người [Minh Đến, 2015].
Trương Minh Đến

.....................................
Tài liệu tham khảo
IPCC, 1990:  Climate change:  The IPCC impact assessment (1990). Report prepared for Intergovernmental Panel on Climate Change by Working Group II; [W.J. McG. Tegart, G.W. Sheldon & D.C. Griffiths (Eds.)]. Canberra: Australian Government Publishing Service.
IPCC, 1996: Climate change 1995: Impacts, adaptations and mitigation of climate change—Scientific-technical analysis.Contribution of Working Group II to the second assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge: Cambridge University Press
IPCC, 2001: Climate change 2001: Impacts, adaptation, and vulnerability. Contribution of Working Group II to the second assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge: Cambridge University Press.
IPCC, 2007: Climate change 2007: Impacts, adaptation and vulnerability. Contribution of Working Group II to the fourth assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge: Cambridge University Press
Myers, N. , 1993: Environmental refugees in a globally warmed world. BioScience, 43(11), p.752–761
Biermann, F. & Boas, I. ,2007: Preparing for a warmer world: Towards a global governance system to protect climate refugees. Global Governance Working Paper No. 33

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Các dịch vụ chính của đất ngập nước


ĐNN mang nhiều giá trị về đa dạng sinh học, văn hóa, khoa học, và giá trị kinh tế,…Dưới đây là một số dịch vụ chính mà ĐNN mang lại.
 * Dịch vụ kiểm soát lũ lụt
Làm chậm dòng chảy:  Những diện tích ĐNN gần với đầu nguồn của các dòng sông, dòng suối có thể làm chậm dòng nước mưa và nước do tuyết tan khiến cho các dòng nước này không chảy thẳng vào nguồn nước. Điều đó giúp ngăn ngừa những cơn lũ bất ngờ, gây thiệt hại lớn ở phía hạ nguồn.
Các hồ chứa nước lũ tự nhiên: Các bãi bồi của các dòng sông chính đóng vai trò như những hồ chứa nước lũ tự nhiên, cho phép lượng nước dư thừa lan toả ra một vùng rộng lớn và điều này giúp làm giảm độ sâu cũng như vận tốc của nước lũ. Nếu chúng ta tháo cạn các bãi bồi và xây dựng trên chúng, dòng nước lũ sẽ bị dồn vào các hàng lang rất hẹp. Điều này sẽ làm cho đỉnh lũ cao hơn và nước lũ di chuyển nhanh hơn.
Bảo vệ trước bão lớn, triều cường: các diện tích ĐNN ven biển, như các rạn san hộ, các rừng ngập mặn, các bãi thuỷ triều, các vùng đồng bằng và cửa sông có thể giảm thiểu các thiệt hại do bão và triều cường gây ra bằng cách hoạt động như những lá chắn cơ học giúp làm giảm chiều cao cũng như tốc độ của nước. Thảm thực vật của ĐNN như rừng ngập mặn, vùng đầm lầy có thể liên kết các vùng bờ biển lại với nhau và làm giảm xói mòn do bão và triều cường gây ra.
* Bổ sung nước ngầm
Công ước Ramsar công nhận tầm quan trọng của những liên hệ giữa nước ngầm và ĐNN (cả trên mặt đất lẫn dưới mặt đất) và đã đưa ra hướng dẫn về quản lý nước ngầm cho ĐNN. Công ước này cũng công nhận các vùng núi đá vôi ngầm và các hệ thống thuỷ văn hang động là một dạng ĐNN cụ thể. Những diện tích ĐNN dưới mặt đất này liên quan chặt chẽ với nước ngầm. Hang Skocjan – điểm Ramsar và điểm di sản thế giới – nằm ở Slovenia (vùng trung tâm/đông nam Châu Âu là một ví dụ điển hình. Hang này chứa một dòng sâm ngầm với nguồn cung nước là nước mưa. Ở đây, mực nước ngầm dao động hơn 130 m. Một cộng đồng các loài động thực vật vô cùng độc đáo đã thích nghi được với những điều kiện đầy thách thức này để tiếp tục phát triển.
* Dịch vụ cung cấp
Các HST ĐNN cung cấp nhiều loại sản phẩm cho cuộc sống, trong đó quan trọng là:
i) Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất: Tài nguyên nước ngọt được lưu trữ trong các sông ngòi, hồ ao;
ii) Cung cấp lương thực, thực phẩm: các thủy hải sản nước ngọt và nước lợ và nước mặn ven bờ, lúa gạo, đặc biệt là ở hai đồng bằng lớn nhất cả nước (ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long).
*  Dịch vụ Văn hóa-tinh thần:
             Các HST đất ngập nước bao gồm các bải biển, các vùng hồ… tao lên những cảnh quan đặc biệt ngoạn mục và trong lành, rất thuận lợi cho các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, sáng tác. Du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Hình: Danh thắng Tràng An, Ninh Bình (Ảnh: Minh Đến)
* Dự trữ đa dạng sinh học

ĐNN được đánh giá là một trong những nơi có trữ lượng đa dạng sinh học rất cao. Nó là nơi sinh sống của nhiều loài quí hiếm. Lưu vực Amazon chứa số lượng các loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới – hơn 3000 loài, nhiều loài trong số đó là công cụ phát tán các hạt giống cây trồng. Loài cá da trơn Piramutaba Brachyplatystoma vaillantii được cho là có thể di trú (di cư) hơn 3.300 km từ các vùng đất nuôi dưỡng gần cửa sông Amazon đến các vùng đất thuận lợi trong thời gian đẻ trứng thuộc các nhánh sông Andean ở độ cao 400 m so với mực nước biển.

Phân loại Đất ngập nước Việt Nam


Theo Phân loại/Kiểm kê ĐNN của Lê Diên Dực (1989) thì Việt Nam có 20 loại ĐNN như sau:
1. Các vịnh nông có mực nước từ 6m trở lại khi triều thấp
2. Các vùng cửa sông châu thổ
3. Những đảo nhỏ xa bờ
4. Những bờ biển có đá, vách đá ven biển
5. Những bãi biển dù là cát hay là sỏi
6. Những bãi triều dù là cát hay là bùn
7. Vùng đầm lầy có rừng ngập mặn
8. Những đầm phá ven biển dù là nước ngọt hay nước lợ
9. Những ruộng muối
10. Ao nuôi tôm, cá
11. Sông suối chảy chậm dưới mức trung bình
12. Sông suối chảy chậm trên mức trung bình
13. Đầm lầy ven sông, hồ do sông đổi dòng
14. Hồ nước ngọt
15. Ao nước ngọt dưới 8 ha, đầm lầy nước ngọt
16. Ao nước mặn, những hệ thống thoát nước nội địa
17. Đập chứa nước
18. Rừng ngập nước, đất được tưới tiêu
19. Đất cày cấy ngập nước, đất được tưới tiêu

20. Bãi than bùn