THANH NIÊN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Tác giả: Trương Minh Đến - Chủ nhiệm CLB Tình Bạn Xanh, Khoa Môi trường - ĐH Khoa học HuếTóm tắt
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động ngày càng nghiêm trọng đến Việt Nam. Nhận thức được trước những hậu quả to lớn của nó, Việt Nam đang nổ lực hết mình trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu như: xây dựng các kịch bản về nước biển dâng, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu…Mọi tầng lớp trong xã hội cùng chung tay bảo vệ Môi trường sống và Thanh niên là lực lượng hùng mạnh trong công cuộc ứng phó với Biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Abstract
Climate change has been increasingly serious impact on Vietnam. Recognizing the enormous consequences about it, Vietnam is their best effort in the struggle to cope with climate change such as: construction of sea level rise scenarios, the national target programs to cope with Climate change ... All classes of society work together to protect habitat and Youth are powerful forces in the struggle to cope with climate change in Vietnam.
- Mở đầu
Việt Nam với dân số hơn 86 triệu người trong đó Thanh Niên chiếm khoản 30% dân số. Đây là lực lượng xung kích trong các hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động môi trường. Với dân số trẻ nên Việt Nam luôn xác định được vai trò vô cùng quan trọng của tầng lớp Thanh Niên trong xã hội.
Ngày nay, khái niệm về Biến đổi khí hậu đã không còn xa lạ gì với các bạn trẻ Việt Nam khi có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhiều tổ chức, nhiều câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực Môi trường được ra đời. Trong đấy hầu hết thanh niên luôn đống vai trò quan trọng.
Vậy trong thời đại hiện nay sự phản ứng của thanh niên như thế nào trước các tác động ngày càng nghiêm trọng của Biến đổi khí hậu tới Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Sinh Viên, học sinh tại các trường.
- Cảm nhận của thanh niên về Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Ngày nay, Biến đổi khí hậu đã và đang tiếp tục hoành hành tác động đến đời sống của nhân dân các nước, sự tác động của nó là cực lớn. Tác động của Biến đổi khí hậu không phân biệt ngành nghề, không phân biệt thành phần giới tính hay tuổi và cũng chẳng phân biệt quốc gia nghèo hay giàu…Với mỗi vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam chịu hậu quả cũng khác nhau trước tác động của Biến đổi khí hậu và cảm nhận của mỗi người cũng khác nhau. Tuy nhiên tất cả sẽ có điểm chung đấy là Biến đổi khí hậu mang lại nhiều nổi buồn hơn là niềm vui.
Bác Nông dân nói rằng: “ Để trồng lúa chúng tôi cần có mưa đúng thời vụ, nhưng gần đây mưa trở nên thất thường không đúng thời vụ nữa ”.
Chủ nhà hàng nói: “ Xui quá! Nhà hàng quen biển của tui vừa mới sập do sạt lở và bão. Nó làm cho tui thiệt hại hàng tỷ đồng và vài chục nhân viên mất việc nửa. ”
Nhà kinh doanh phát biểu: “ Các cơn lũ lớn mùa mưa và mực nước thấp vào mùa khô làm kinh doanh du lịch của chúng tôi thiệt hại đáng kể, ngày càng ít khách đi thuyền và tham quan.”
Một cụ đứng tuổi nói: “ Từ lúc dòng sông bị thay đổi, cuộc sống nhân dân trong làng cũng thay đổi theo, bọn thanh niên đều bỏ làng lên thành phố kiếm sống hết rồi.”
Nhà Khoa học thì cho rằng: “ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn tới các xung đột giữa các quốc gia với nhau.”
Ý kiến của các em nhỏ thì như thế nào?
Em Nguyễn Minh Tri, học sinh Trường Tiểu học Thuận Thành, Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang nói rằng: “ Bão làm cho người dân quê cháu cũng như nhiều nơi khác vô cùng khốn khổ. Về tài sản, mùa màng tổn thất vô cùng to lớn…Nhiều trường học quê cháu phải đóng của để tránh bão. Rồi vài tháng sau hạn hán lại xảy ra…ruộng đồng nứt nẻ, mùa màng thất bát. ”
Em Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường tiểu học Tràm vàng 1, Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh đã thốt lên ràng: “ Con người đã vô tình tác động và đẩy cuộc sống của mình vào cảnh lầm than khốn khổ. Tôi muốn thốt lên rằng: Cộng đồng ơi! Con người ơi! Có nghe khí hậu lên tiêng không? Hãy trả lại vẻ yên bình của ngày nào, hãy làm cho lá phổi khổng lồ sạch hơn.”
Em Đỗ Thị Phương Hòa, Trường THCS Bình Đa, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai tâm sự: “ Dẫu biết xe đạp là phương tiện không gây ô nhiễm Môi trường, rèn luyên thể dục, tiết kiệm tiền bạc…nhưng lợi ích của nó không tồn động trong suy nghĩ của mỗi người, thay vào đó là những khuyết điểm được đưa ra như đạp mỗi chân, lâu…và kết quả là trên đường phố đầy rẩy ô tô, xe máy đủ kích cỡ…”
Từ các bác Nông dân, các cô chủ nhà hàng, chú doanh nghiệp đến các nhà khoa học và các em nhỏ đều có những cách suy nghĩ về Biến đổi trên nhiều phương diện và gốc độ khác nhau. Từ nguyên nhân, hậu quả, tác đông của Biến đổi khí hậu đến thái độ nhận thức của người dân…Vậy đối với Thanh niên thì suy nghĩ sẽ như thế nào?
Bạn Hồ Thị Mỹ Hạnh, xã Duy Phước, Duy Xuyên, Quãng Nam nói: “ Chỉ trong vòng 3 tháng mà đã có 5 cơn bão với cường độ mạnh đổ bộ vào đất liền và diễn biến của nó cũng khá phức tạp. Các đài khí tượng thủy văn cũng chống mặt theo về đường đi của bão. Những kinh nghiệm dân gian về mùa bão lũ không còn đúng nữa.”
Bạn Nguyễn Thanh Triều, Trường chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang cho rằng: “ Không ai khác là ngoài chúng ta đang biến mảnh đất chúng ta sống thành nước biển! Chúng ta hạnh phúc sẽ để cho đời sau, nhưng hạnh phúc gì nữa khi trong tay chúng ta không còn mảnh đất để ở. Thật là đáng xấu hổ cho những người làm hủy hoại sinh thái.”
Bạn Huỳnh Thị Trúc và Trần Thanh Nghiêm, Khoa Sư Phạm, trường ĐH Cần Thơ cho rằng: “ Muốn khắc phúc được điều này không chỉ quy trách nhiệm cho các nước Công Nghiệp mà tất cả mọi cá nhân phải có ý thức Bảo vệ Môi trường thì Môi trường mới trong lành và thân thiện với chúng ta.”
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Châm, Trường THPT Ngô sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang phát biểu rằng: “ Bạn hãy tự hỏi làm gì để giảm lượng khí thải. Thật là đơn giản là bạn nhận ra rằng hãy đi bộ hay đi xe đạp thay vì dùng xe moto, xe gắn máy, ôtô… Hãy đến với những hoạt động nhỏ nhưng gắn kết bạn, mọi người và Môi trường để bạn và mọi người có thể hiểu được tác hại của Biến đổi khí hậu.”
Khi nói đến Biến đổi khí hậu thì đối với các bạn thanh niên luôn có nhưng cách nhìn rất khác, luôn thể hiện lòng nhiệt huyết và sự năng động của tuổi trẻ. Các bạn luôn hướng đến những hành động thiết thực, những hành động ngay bây giờ còn hiệu quả hơn là cứ đứng than thở. Hiện nay chạy dài từ Bắc chí Nam có rất nhiều tấm gương thanh niên sống vì Môi trường. Các bạn là nhưng thủ lĩnh của các Câu lạc bộ ,đội nhóm, hay là những bạn bình thường. Tất cả luôn có những hành động xanh vì Môi trường xanh tại nơi mình đang sinh sống.
- Các mô hình hoạt động của Thanh Niên liên quan đến Biến đổi khí hậu.
- Câu lạc bộ, đội nhóm
Trong xã hội Việt Nam, Thanh Niên chính là lực lượng xung phong và hung hậu nhất trong các hoạt động tình nguyện xã hội. Hàng năm hàng triệu sinh viên, học sinh trên khắp cả nước ra quân cho các chiến dịch hè, các hoạt động nhân ái: hiến máu nhân đạo, đóng góp giúp đỡ các em khuyết tật…Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động tình nguyện vi Môi trường đang trở nên rất sôi động và được sự tham gia hưởng ứng của các bạn trẻ khắp Việt Nam. Sau các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam thì hậu quả của nó để lại thì vô cùng to lớn và chính lực lượng thanh niên đã đóng góp một phần công sức vào việc khắc phúc hậu quả: dọn dẹp vệ sinh, trồng lại cây xanh, vận chuyển lương thực…
Hầu hết các bạn Thanh Niên đều hoạt động trong các Câu lạc bộ, đội nhóm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, trung học phổ thông…các bạn đến với nhau để nâng cao các kỷ năng mềm, để được hoạt động xã hội, để được đống góp tuổi trẻ của mình cho xã hội và đặc biệt là vì thực tế xã hội đang diễn ra.
Hiện nay các Câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động trong lĩnh vực Môi trường trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Hầu hết các trường đều có các câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động trong lĩnh vực này. Theo ước tính hiện nay nước ta có trên 100 câu lạc bộ đội nhóm hoạt động vì Môi trường: Green Action Vietnam (Hành động vì môi trường xanh Việt Nam), Cycle for Environment (Đạp xe vì Môi trường), Green Vietnam (Việt nam Xanh), Environment 360 (Môi trường 360), Talking Green (Tiếng Anh và Môi trường), Go Green (Hành trình xanh), 3R, Motivation (Nhiệt Huyết), “Litter and Health” (Rác và Sức khỏe), 350VYP, RAECP, Vì Biển Xanh, Câu lạc bộ Môi trường Bách Khoa Đà Nẵng, Greenship (Tình bạn xanh), Tình nguyện xanh, Đầm xanh, vegvietnam (an chay Việt Nam), Green ATM, Câu lạc bộ Housv và green, câu lạc bộ Sn’E, Funrecycle, và rất nhiều câu lạc bộ, đội nhóm khác…
Hoạt động chủ yếu của các Câu lạc bộ, đội nhóm này là: đạp xe tuyên truyền bảo vệ Môi trường (C4E); tổ chức các sự kiện Môi trường trong các ngày Môi trường lớn của Thế giới như Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Giờ Trái đất, ngày Môi trường thế giới 5/6, ngày không túi nylon…; tổ chức các buổi traning chia sẽ kiến thức về Môi trường, về biến đổi khí hậu với nhau, tổ chức các tour du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên trong việc bảo vệ các khu rừng, các loài động vật trước tác động của biến đổi khí hậu…; tiến hành các hoạt động cộng đồng như: tuyên truyền bảo vệ Môi trường, trồng cây xanh, dọn vệ sinh…; các hoạt động trưng bày, triển lãm tranh ảnh cổ động...; hay các hoạt động kết hợp giữa tuyên truyền và tạo nguồn tài chính cho câu lạc bộ: thu gom giấy loại, vỏ bút bi tại các trường hay bán mốc khóa có đính kèm hình ảnh tuyên truyền (Tình Bạn xanh)…
Hoạt động của các Câu lạc bộ, đội nhóm này có sức lan tỏa rất cao và hiệu quả. Vì nguồn lực con người thì hùng hậu, kinh phí lại thấp và hoạt động rất nhiệt tình, sáng tạo. Chính những hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức cho Thanh niên hiểu biết về Biến đổi khí hậu rỏ hơn và chính họ là những tuyên truyền viên cho anh chị, gia đình, họ hàng của mình. Hiểu rồi tiến tới bằng những hành động thiết thực.
- Các nhóm Online
Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin với tất cả các ngành nghề đều áp dụng để nâng cao hiệu quả công việc và sự hội nhập quốc tế. Và đây là một thế mạnh của thanh niên Việt Nam, với tố chất thông minh, thích khám phá và ham học hỏi thì giờ đây các bạn trẻ có thể làm chủ được các công nghệ này. Trao đổi Online là việc rất bình thường của các bạn trẻ hiện nay. Tại các diễn đàn các bạn có thể trao đổi tất cả các vấn đề liên quan đến đời sống, những thắc mắt về Môi trường…
Những câu hỏi liên quan đến Môi trường: Biến đổi khí hậu, nguyên nhân, hậu quả nó nhu thế nào…tất cả dễ dàng tìm kiếm trên mạng và trao đổi Online với nhau. Khi Online các bạn được chia sẽ các kinh nghiệm lẫn nhau tại các vùng miền về phương thức hoạt động, về cách ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào…đặc biệt tại đây các bạn còn có thể chia sẽ những ý tưởng xanh cho nhau.
Hoạt động Online không mất nhiều thời gian lắm, và có thể bắt gặp được nhiều con người có cùng tâm huyết và được sự tư vấn của các nhà Khoa học, các thầy cô. Thông tin cập nhập thường xuyên, chia sẽ kiến thức lành mạnh. Từ đấy sẽ nãy sinh nhiều ý tưởng hay, sáng kiến mới mà áp dụng cho tập thể hay cá nhân mình trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu chảng hạn,…
- Mạng lưới xanh
Mạng lưới xanh là nơi tập hợp các bạn thuộc các Câu lạc bộ, đội nhóm với nhau cùng hoạt động vì mục đích Bảo vệ Môi trường. Tại đây các bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động rất thiết thực từ các thủ lĩnh của các câu lạc bộ, đội nhóm và các bạn trẻ năng động khác. Hoạt động mạng lưới lấy sự gắn kết tên tinh thần tình nguyện vì Môi trường. Và hoạt động chủ yếu qua mạng thông tin theo các hình thức Group với tiêu chí cởi mở, thân thiện.
4. Các hoạt động điển hình của thanh niên liên quan đến biến đổi khí hậu
Trong những năm qua hoạt động của thanh niên trước việc ứng phó với tác động Biến đổi khí hậu rất sôi nổi trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam của Việt Nam điển hình như:
- Tháng 9 năm 2009: 14 hoạt động từ các nhóm và tổ chức về môi trường hưởng ứng tuần lễ khí hậu toàn cầu được tổ chức với ít nhất
- Tháng 3 năm 2010, chiến dịch Giờ Trái đất là một chiến dịch do thanh niên kết hợp tổ chức tại các tỉnh khác nhau với hơn 30 nhóm thanh niên và trường đại học tham dự.
- Từ tháng 6 năm 2010 tới nay, chiến dịch “Kết nối bàn tay sinh thái” được tiến hành hướng tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Ngày quốc tế Hành động vì khí hậu 10/10/2010
- Tháng 8 năm 2010 diễn đàn Thanh Niên và phát triển bền vững được tổ chức tại rừng quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình vói chủ đề: “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay” với sự tham gia khoảng 80 bạn trẻ đến từ các tỉnh và thành phố Việt Nam.
- Tháng 9 năm 2010 hơn 20 câu lạc bộ, đội nhóm tổ chức chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề: “Cộng đồng quan tâm bảo vệ thiên nhiên” các hoạt động thiết thưc: dọn vệ sinh, trồng cây xanh…
- Ngày 14 tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn giao lưu trực tuyến “Thanh niên ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH)". Diễn đàn được tổ chức nhằm gửi gắm thông điệp và tìm kiếm giải pháp đề xuất cho các vấn đề liên quan đến BĐKH từ giới trẻ thuộc nhiều khu vực khác nhau của cả nước.
- … … …
- Ý kiến đề xuất
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu nhiều tác động nhất của Biến đổi khí hậu (bốn nước khác là Ai Cập, Suriname, Bahamas, Bangladesh). Và Việt Nam đang nổ lục hết mình trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu. Thanh Niên chính là lực lượng hùng mạnh của Việt Nam trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu vì thế theo tôi thiết nghỉ để Thanh niên có thể hoạt động tốt và mạnh trong vấn đề này thì cần phải:
- Các thủ lĩnh trong các câu lạc bộ, đội nhóm không ngừng học tập và nâng cao các kiến thức liên quan đến Biến đổi khí hậu. Các kỷ năng ứng phó và chia sẽ lại cho ban chủ nhiệm rồi tất cả cùng chia sẽ cho các thành viên trong câu lạc bộ.
- Thường xuyên tạo ra các hoạt động Môi trường cho thanh niên hoạt động, chia sẽ kiến thức, các bộ phim về biến đổi khí hậu…
- Nâng cao các kỷ năng tiếng anh, tin học để có thể khai thác thông tin tốt nhất qua mạng và giao lưu chia sẽ kinh nghiệm với các bạn trẻ quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức các buổi du lịch sinh thái để nâng cao tình yeei Môi trường cho các bạn.
- Tuyên truyền lối sống xanh đến các bạn học sinh, sinh viên tại các trường, các xóm trọ…
- Ban chấp hành Đoàn trường và hội sinh viên tại các trường cần gắn kết các Câu lạc bộ, đội nhóm lại với nhau trong các hoạt động vì Môi trường, cũng như các hoạt động xã hội khác.
- Thầy cô, cha mẹ…phải là những người gương mẫu trong các hoạt động của mình vì Môi trường để giáo dục và gìn giữ tương lai cho thế hệ mai sau.
- Cần phải lập ngay một diễn đàn thanh niên với hoạt động ứng phó Biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép các hoạt động xã hội, tình nguyện với các hoạt động bảo vệ Môi trường.
- Chọn một ngày sống xanh của Thanh Niên Việt Nam để tạo tiến nói mạnh mẻ hơn của Thanh niên trong hoạt động ứng phó với Biến đổi khí hậu.
- Giao lưu thanh niên quốc tế trong các hoạt động Môi trường.
- Nhà nước cần có chính sách khen thưởng đối với các thanh niên có hoạt động xuất sắc trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu.
- Tạo nhiều sân chơi ý tưởng xanh và tuyên truyền rộng rãi chúng tới học sinh, sinh viên các trường…
Tài liệu tham khảo:
- Oxfam. Cái nhìn của giới trẻ về Biến đổi khí hậu. NXB Bộ giáo dục đào tạo 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét